Nhu cầu giải trí ngày càng quan trọng, vì thế các thể loại
file audio/video hay nói chung là
“đa phương tiện” trở nên hết sức phongphú. Nhưng chắc hẳn bạn đã gặp tình trạng
download một đoạn video/bản nhạc về, nhưng Windows báo không biết cách mở, hoặc
là mở được nhưng chỉ có tiếng không có hình, hay ngược lại? Đó là khi bạn chưa
có codec thích hợp để chương trình xem film/nghe nhạc có thể đọc đúng tiệp multimedia
đó.
Codec là gì? Tổng
quát, Codec là một thiết bị phần cứng hoặc là một chương trình phần mềm cho
phép mã hóa và giải mã các luồng dữ liệu số hoặc là tín hiệu. Codec là từ được kết hợp từ Compressor-Decompressor (Nén-Giải nén), hoặc là Coder-Decoder (Mã
hóa-Giải mã).Về mặt phần cứng, có thể lấy ví dụ chip xử lý âm thanh là một minh
họa về codec. Codec phần cứng được thực hiện bằng các mạch điện tử được thiết
kế chuyên biệt nên được thực hiện rất nhanh, tuy nhiên lại kém linh hoạt. Bạn
chẳng thể sử dụng card âm thanh để xử lý video được. Còn codec phần mềm được
thực hiện bằng “công cụ vạn năng” CPU, nên hết sức mềm dẻo và linh hoạt. Tất
nhiên, xử lý bằng phần mềm không thể nhanh bằng phần cứng, nhưng với tốc độ của
các CPU hiện nay, hầu như không có loại Codec nào có thể “làm khó” máy tính của
bạn.
Tại sao phải sử dụng
Codec?
Codec thực tế có nhiều ứng dụng, tuy nhiên, ở đây chúng ta
chỉ xét trong lĩnh vực đa phương tiện – multimedia. Hẳn các bạn cũng đã biết, các
file multimedia nguyên gốc rất lớn. Lấy ví dụ về âm thanh. Một file wav (âm
thanh chưa nén) chuẩn (lấy mẫu 16-bit ở tần số 44.1Khz) với độ dài khoảng 5
phút sẽ có dung lượng vào khoảng 50MB. Với video, con số này sẽ “khủng khiếp”
hơn rất nhiều. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc lưu trữ cũng như phát
hành các file đa phương tiện qua mạng. Codec chính là giải pháp tuyệt vời cho
trường hợp này. Với Codec, bạn có thể thu nhỏ các tiệp multimedia xuống nhiều
lần mà chất lượng vẫn giữ nguyên hoặc chỉ suy giảm chút ít. Chẳng hạn, với file
âm thanh ở trên, nếu được mã hóa dưới dạng flac (một chuẩn âm thanh) thì dung
lượng chỉ còn 20-25MB. Nếu chấp nhận bỏ bớt 1 chút chất lượng âm thanh, có thể
dùng định dạng MP3 để thu nhỏ xuống còn 10 MB (với bitrate 320kbps) hay thậm
chí hơn nữa…Để chơi được các tiệp multimedia, máy phải thực hiện 2 công việc:
đọc được header của file để nhận diện xem đó file đó thuộc loại nào
(video/audio), sử dụng chuẩn mã hóa nào (DivX/Xvid, x264 hay Quicktimes,…). Và
sau đó là giải mã nội dung thật sự của file để đưa ra trình diễn. Trở lại
trường hợp ở đầu bài, nếu chưa có codec thích hợp, player chưa thể giải mã
chính xác được file multimedia, chính vì vậy, bạn có thể không mở được hoặc mở
chỉ được hình hoặc tiếng. Hiện nay, các loại codec multimedia rất phong phú,
tuy nhiên, việc cài đặt tất cả chúng là không cần thiết. Bạn sẽ cần các loại
codec phổ biến sau để chơi được ít nhất 95% các file mình tải về.
Với video: CoreAAC (AAC DirectShowDecoder): codec cho phép
decode hầu hết các tiệp video hiện có, sử dụng ít tài nguyên CPU nhất tuy nhiên
không miễn phí. FFDShow: miễn phí, mã nguồn mở, có khả năng decode hầu hết các
codec hiện có tương tự như CoreAAC, tuy nhiên sử dụng nhiều tài nguyên CPU hơn
CoreAAC. Một số ý kiến chorằng FFDShow cho hình ảnh đẹp hơn so với CoreAAC
Với audio: Các
định dạng phổ biến như MP3, WMA
đều được hỗ trợ trực tiếp bởi các chương trình chơi nhạc (thường gọi là internal codec), nếu có nhu cầu nghe các định
dạng phổ biến hơn như FLAC, APE,
bạn có thể bổ sung thêm các codec khác. Cách đơn giản và tốt nhất để bổ sung những codec cần thiết chính là sử dụng gói codec
(codec pack) để tiến hành cài hàng
loạt các codec vào máy.
HOẶC TẢI
BẢN MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét